Ngày 25/10/2024 tại Sở Khoa học và Công nghệ (KHCN) Thành phố Cần Thơ đã diễn ra buổi làm việc giữa Sở KHCN và Điện Toán Group về việc triển khai đề tài xây dựng: “Hệ thống quan trắc ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) nhằm cảnh báo sự thay đổi chất lượng nước mặt phục vụ nuôi trồng thủy sản” tại Thành phố Cần Thơ.
TS. Dương Ngọc Hiếu (áo trắng, trái) - Giám đốc Điện toán Group trình bày giải pháp Ứng dụng công nghệ AI cảnh báo chất lượng nước phục vụ nuôi trồng thủy sản tại TP Cần Thơ.
Tại buổi làm việc, TS Dương Ngọc Hiếu đã chia sẽ về nội dung xây dựng hệ thống quan trắc thông minh được thiết kế nhằm cung cấp để cảnh báo kịp thời về các biến đổi trong chất lượng nước mặt. Với khả năng ứng dụng công nghệ AI, hệ thống có thể phân tích dữ liệu thời gian thực, phát hiện các yếu tố gây ô nhiễm hoặc biến đổi bất thường như nhiệt độ, pH, độ đục và nồng độ oxy hòa tan. Đây là những chỉ số quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển và năng suất của các vùng nuôi trồng thủy sản. Bên cạnh việc hỗ trợ người dùng ra quyết định nhanh chóng, hệ thống còn tích hợp khả năng chia sẻ, kết nối và liên thông dữ liệu với hệ thống thông tin chung của thành phố. Điều này không chỉ giúp tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước về tài nguyên nước mà còn thúc đẩy sự phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị liên quan trong việc bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.
Tổng quan khung kiến trúc hệ thống quan trắc ứng dụng công nghệ AI
Đại diện lãnh đạo Sở KHCN TP Cần Thơ phát biểu và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc ứng dụng công nghệ tiên tiến vào lĩnh vực nuôi trồng thủy sản – ngành kinh tế mũi nhọn của địa phương và việc triển khai hệ thống quan trắc ứng dụng công nghệ AI không chỉ giúp cải thiện chất lượng nuôi trồng thủy sản mà còn hỗ trợ người dân giảm thiểu rủi ro từ các hiện tượng thời tiết cực đoan và ô nhiễm nguồn nước. Sở KHCN TP Cần Thơ cũng sẽ tạo điều kiện thuận lợi để Điện Toán Group triển khai đề tài và nhân rộng mô hình này trên toàn thành phố. Đồng thời, Sở cũng đề nghị các bên liên quan phối hợp chặt chẽ để tích hợp hệ thống vào cơ sở dữ liệu chung, đảm bảo tính đồng bộ và hiệu quả.
Kết thúc buổi làm việc, cả hai bên thống nhất đẩy nhanh tiến độ triển khai đề tài và tổ chức các buổi tập huấn nhằm trang bị kiến thức cho người dân và cán bộ quản lý. Sự kiện này đánh dấu một bước tiến quan trọng trong nỗ lực ứng dụng công nghệ số vào quản lý và phát triển kinh tế số tại TP Cần Thơ.
Từ những thực tế cho thấy việc “Ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) cảnh báo chất lượng nước phục vụ nuôi trồng thủy sản” tại TP Cần Thơ không chỉ hứa hẹn mang lại hiệu quả rõ nét cho ngành nuôi trồng thủy sản mà còn mở ra cơ hội nhân rộng mô hình cho các lĩnh vực khác, như quản lý môi trường và nông nghiệp thông minh. Đây chính là minh chứng thể hiện TP Cần Thơ đang từng bước khẳng định vai trò tiên phong trong ứng dụng công nghệ cao vào phát triển kinh tế - xã hội